Hậu quả Đại_hỏa_hoạn_Chicago

Điểm xuất phát cháy, nay nằm trong khuôn viên Học viện PCCC Chicago, được đặt tác phẩm Pillar of FireCờ biểu tượng của thành phố Chicago với ngôi sao thứ hai được đặt ra nhằm kỷ niệm đại hỏa hoạn này.[17]Tuyên ngôn, Bảo tàng Lịch sử ChicagoCứu trợ cho những người bị nạn, Bảo tàng Lịch sử ChicagoCho những người vô gia cư vì đám cháy ở Chicago, bảo tàng Lịch sử Chicago

Dù ngọn lửa đã tắt nhưng quá trình cháy âm ỉ vẫn tiếp diễn, khiến cho việc khảo sát, đánh giá thiệt hại kéo dài trong nhiều ngày. Cuối cùng, người ta xác định rằng vụ cháy đã phá hủy toàn bộ trong phạm vi có kích thước dài khoảng bốn dặm (6 km) và rộng trung bình 3/4 dặm (1 km), tức là hơn 2.000 mẫu Anh (8,1 km2).[18] Có hơn 73 dặm (117 km) đường bộ, 120 dặm (190 km) của vỉa hè, 2.000 cột đèn, 17.500 tòa nhà bị phá hủy, gây thiệt hại 222 triệu đô la Mỹ, chiếm 1/3 tài sản của toàn thành phố (giá trị quy đổi tương đương 4 tỷ USD năm 2015[19]). Trong toàn bộ dân cư thành phố có 300.000 người thì 100.000 người bị mất nhà cửa. Người ta xác định được 120 thi thể bị cháy nhưng số người chết có thể lên đến 300. Các nhân viên điều tra nhận định rằng con số không thể chính xác vì một số nạn nhân có thể đã bị chết đuối khi chạy trốn hoặc bị cháy hoàn toàn nên không để lại dấu vết.

Những ngày sau đó từ khắp nơi trên nước Mỹ cũng như các thành phố nước ngoài đã quyên góp tiền cùng thực phẩm, quần áo, và hàng hóa khác cho Chicago. Những đóng góp đến từ các cá nhân, công ty và các thành phố. Thành phố New York quyên góp 450.000 USD cùng với quần áo, thành phố St. Louis quyên góp 300.000 USD, Hội đồng TP London đã cho 1.000 ghi nê và 7.000 bảng Anh.[20] Các thành phố khác như Cincinnati, Cleveland, Buffalo, vốn là các đối thủ cạnh tranh thương mại đã quyên góp hàng ngàn đô la. Trong khi TP Milwaukee và các thành phố khác gần đó đã trợ giúp bằng cách gửi các trang thiết bị chữa cháy. Ngoài ra, thực phẩm, quần áo và sách đã được đưa bằng xe lửa từ khắp các châu lục.[21] Thị trưởng Mason đưa trách nhiệm phối hợp hỗ trợ cho Chicago Relief and Aid Society.[22]

Từ phát động của Giáo đoàn đệ nhất, các quan chức và ủy viên thành phố đã tiến hành các bước để giữ gìn trật tự trong thành phố. Đầu tiên là cố định giá cả; trong một sắc lệnh ban ra thành phố thiết lập giá bánh mì là 8¢ cho một ổ bánh 12-ounce.[23] Các tòa nhà công cộng được sử dụng làm nơi trú ngụ cho những người vô gia cư, các quán rượu đóng cửa trước 9h tối trong tuần sau đám cháy.

Vụ cháy cũng dẫn đến dấu hỏi về sự phát triển tại Hoa Kỳ. Vào thời điểm này Chicago được mở rộng rất nhanh, vụ cháy khiến nhiều người Mỹ chỉ trích về công nghiệp hóa. Các quan điểm tôn giáo nói rằng người Mỹ nên quay về lối sống cũ và rằng đám cháy là do những kẻ phớt lờ đạo đức. Mặt khác, nhiều người Mỹ cho rằng bài học cần được rút ra từ vụ cháy là thành phố cần phải cải thiện các kỹ thuật xây dựng. Frederick Law Olmsted quy kết điều này từ đặc điểm xây dựng của Chicago:

"Chicago yếu kém trong những thứ lớn lao, dường như người ta cho rằng nó là phần phụ của New York. Có quá nhiều quảng cáo tại các mái nhà trong thành phố. Thiếu sót trong xây dựng và trang trí các ngôi nhà lòe loẹt rất nhiều; tường của chúng mỏng, quá tải và thô".

Olmsted tin rằng công trình với những bức tường gạch, lính cứu hỏa và cảnh sát có kỷ luật... thì thiệt hại của vụ cháy sẽ giảm đi rất nhiều.[21]

Ngay sau đó, thành phố bắt đầu soạn lại tiêu chuẩn phòng cháy, được thúc đẩy bởi chủ các hãng bảo hiểm hàng đầu và các kỹ sư PCCC như Arthur C. Ducat. Chicago từ đó nhanh chóng phát triển được một lực lượng chữa cháy hàng đầu của đất nước.

Các nhà kinh doanh địa ốc, như Gurdon Saltonstall Hubbard và các chủ doanh nghiệp đã khẩn trương bắt tay xây dựng lại thành phố. Vào ngày tòa nhà cuối cùng bị cháy trong thành phố được dập tắt, chuyến gỗ đầu tiên để xây dựng lại được chở đến. Đến triển lãm World Columbian 22 năm sau tại Chicago, đã có hơn 21 triệu du khách đến thành phố. Khách sạn Palmer House bị thiêu rụi chỉ sau 13 ngày kể từ ngày khai trương. Người ta đã đầu tư xây dựng lại với tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn, nó được công nhận là "Công trình chịu lửa đầu tiên của thế giới".

Năm 1956, các cấu trúc sót lại tại nhà O'Leary tại 558 phố W. DeKoven đã được phá bỏ để xây dựng Học viện PCCC Chicago, cơ sở đào tạo cho lực lượng cứu hỏa Chicago. Một tác phẩm điêu khắc bằng đồng cách điệu ngọn lửa, được đặt tên là Pillar of Fire (Cột lửa) do nhà điêu khắc Egon Weiner thực hiện, được dựng lên năm 1961 tại điểm phát cháy vụ cháy này.[24]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại_hỏa_hoạn_Chicago http://www.davemanuel.com/inflation-calculator.php http://books.google.com/books?id=sVroBrOJL64C&pg=P... http://www.hydeparkmedia.com/cohn.html http://www.in2013dollars.com/1871-dollars-in-2018?... http://www.smithsonianmag.com/history/what-or-who-... http://www.thechicagofire.com/ http://www.chipublib.org/cplbooksmovies/cplarchive... http://www.cityofchicago.org/Landmarks/S/SiteChica... //doi.org/10.2307%2F2712866 http://www.greatchicagofire.org/